CFS – GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO (CERTIFICATE OF FREE SALE)

CFS – GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO (CERTIFICATE OF FREE SALE)

I. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là gì?

CFS là chữ viết tắt của Certificate of Free Sale. Giấy phép này do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hoá đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. CFS còn có một số tên gọi khác như CPP, FSC, Giấy phép lưu hành tự do, tuỳ theo sản phẩm mà sẽ do Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cấp và quản lý.

II. Vì sao cần phải có CFS?

– CFS được xem là một công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm có thể kiểm tra mức độ chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ

– CFS giúp tăng độ tin cậy, vì khi một sản phẩm có CFS thì tức sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu và sản phẩm đó đã được cho phép sản xuất, buôn bán và tiêu dùng tại nước đó.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do là một trong các loại giấy tờ quan trọng đối với sản phẩm xuất khẩu mà các thương nhân cần quan tâm tránh tình trạng hàng hóa phải lưu kho tại hải quan gây tổn thất cho doanh nghiệp. Theo quyết định số 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ thủ tục xin giấy chứng nhận lưu hành tự do được thực hiện như sau:

III. Có 2 điều kiện xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do

Sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài được cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) phải đáp ứng được 2 điều kiện sau:

Ví dụ giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS Việt Nam

► Thứ nhất: Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.

► Thứ hai: Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

IV. Trách nhiệm của người đề nghị xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì?

  •  Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan cấp giấy phép CFS theo quy định
  •  Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép CFS cho cơ quan cấp CFS
  •  Thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp CFS về việc chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về yêu cầu cấp CFS.
  •  Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp CFS.
  •  Khi phát hiện có những sai sót trên CFS do lỗi của thương nhân, người đề nghị cấp CFS thông báo ngay cho cơ quan cấp CFS để cấp CFS mới thay thế CFS có sai sót; nộp lại CFS có sai sót cho cơ quan cấp CFS để huỷ bỏ.
  •  Nộp phí và lệ phí cấp giấy phép CFS theo quy định của pháp luật hiện hành.

V. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do

  •  Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ.
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa) hoặc Bản tự công bố sản phẩm.
  • Giấy chứng nhận cở sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất (giấy phép này áp dụng đối với sản phẩm là thực phẩm)
  •  Kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm
  •  Nhãn sản phẩm 

Trên đây là những hồ sơ pháp lý cơ bản, doanh nghiệp xin cấp CFS cần phải chuẩn bị đầy đủ trước khi nộp đơn đề nghị xin cấp CFS, nếu quý doanh nghiệp chưa có bất kỳ loại giấy phép nào như nêu trên đây thì hãy liên hệ với isosig.com qua số hotline 0774 416 158  –  0932 321 236 để được hướng dẫn hoàn thiện nhé!

VI. Cơ quan thẩm quyền quản lý và cấp chứng nhận CFS

Hiện nay có 03 cơ quan thẩm quyền quản lý và cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do CFS căn cứ Điều 3-Chương I-Quyết định Số: 10/2010/QĐ-TTg, thẩm quyền quản lý CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu và cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu của các Bộ, ngành đối với các mặt hàng được quy định cụ thể như sau:

1/ Bộ Y Tế quản lý

  •  Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung
  •  Phụ gia thực phẩm
  •  Nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên
  •  Thuốc và mỹ phẩm

2/ Bộ Công Thương quản lý

  •  Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo yêu cầu quy định của pháp luật
  •  Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
  •  Sản phẩm, hàng hoá khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan nêu tại phụ lục này.

3/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

  •  Giống cây trồng, giống vật nuôi; nông sản, lâm sản, thuỷ sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi
  •  Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, phân bón, thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi
  •  Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thuỷ sản, muối
  •  Phụ gia, hoá chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật

VII. Thời gian và thời hạn của chứng nhận lưu hành tự do CFS

  • CFS phải được cấp trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ thời điểm người đề nghị cấp CFS nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
  •  Giấy chứng nhận lưu hành tự do mới nhất 2020 có thời gian hiệu lực 2 năm kể từ ngày cấp

VIII. Liên hệ dịch vụ làm giấy CFS

Trong quá trình thực hiện giấy chứng nhận lưu hành tự do đơn vị doanh nghiệp cần hỗ trợ, tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi-SIS CERT qua hotline 0774 416 158 | 0932 321 236 với đội ngũ nhân viên, chuyên viên nhiệt tình, trách nhiệm, kinh nghiệm sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Chat Zalo

0813 233 518

You cannot copy content of this page

Gọi để liên lạc ngay