Mục lục
Tổng quát về hướng dẫn thực hiện đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2018 cho các công ty sản xuất
Đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm (ATTP) là một phần đặc biệt quan trọng trong yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000. Vậy các bước để soạn thảo quy trình đánh giá rủi ro là gì? Mọi người theo chân SIS CERT để nghiên cứu nhé.
Tư duy rủi ro vốn được lồng ghép trong tất cả tiêu chuẩn ISO và ISO 22000 cũng không ngoại lệ. Rủi ro đối với an toàn thực phẩm là một hàm xác suất của các ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng đó, dẫn đến mối nguy trong thực phẩm.
Rủi ro bao gồm rủi ro tiêu cực và tích cực. Rất ít người quan tâm rủi ro tích cực mà chỉ để ý đến rủi ro tiêu cực. Hiểu một cách nôm na, rủi ro tiêu cực là các rủi ro có ảnh hưởng xấu và các rủi ro tích cực là nhửng rủi ro có ảnh hưởng tốt thường gọi là cơ hội.
Làm thế nào để thực hiện hướng dẫn đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2018 cho các công ty sản xuất
1. Tại sao phải thực hiện hướng dẫn đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm
Như đã nói ở đầu đề, đánh giá rủi ro là một yêu cầu quan trọng. Vậy ích lợi của nó là gì?
Theo điều khoản 6.1 của ISO 22000 thì việc đầu tiên của đánh giá rủi ro là xác định rủi ro cần giải quyết và cơ hội cần nắm bắt. Mục đích là để tổ chức chủ động ứng phó với chúng nhằm tận dụng tất cả cơ hội có được để làm tăng hiệu lực hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) và chủ động ứng phó với rủi ro nhằm làm giảm thiểu tối đa nhất có thể những ảnh hưởng của các rủi ro này có thể gây ra cho hệ thống FSMS.
Vậy ích lợi của đánh giá rủi ro là để giảm thiểu chi phí, tăng cơ hội phát triển hệ thống, hiệu suất làm việc và chớp lấy thời cơ, chiếm thế cạnh tranh cao so với thị trường.
2. Các nội dung chính cần phải có trong đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm
Nội dung chính cần phải có trong đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm:
Đầu tiên là thiết lập bối cảnh hoạt động của tổ chức (bối cảnh nội bộ, bối cảnh bên ngoài, bối cảnh quá trình), từ bối cảnh này nhận diện các rủi ro do chúng mang lại.
Tiếp theo, phân tích nguyên nhân phát sinh ra rủi ro
Sau đó, lập bảng đánh giá rủi ro một cách khoa học để xác định mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng của rủi ro.
Cuối cùng, đối với các rủi ro cần được trao đổi thông tin ra bên ngoài và thực hiện xem xét định kỳ xem xét lãnh đạo để đảm bảo rằng quá trình đánh giá rủi ro có hiệu lực.
3. Làm thế nào để soạn thảo quy trình đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm phù hợp theo ISO 22000:2018
Dựa trên nội dung chính nêu trên, chúng ta sẽ phân tích các bước để soạn thảo được quy trình đánh giá rủi ro:
Bước 1: Thiết lập bối cảnh:
Chúng ta đã thực hiện ở điều khoản 4.1, 4.2 và 4.3 của tiêu chuẩn ISO 22000, dựa vào bối cảnh đó chúng ta nhận diện rủi ro và cơ hội;
Bước 2: Nhận diện rủi ro:
Quá trình nhận diện rủi ro bao gồm việc nhận biết các nguyên nhân và nguồn rủi ro, các sự kiện, các tình huống hoặc các trường hợp có thể tác động vật chất tới mục tiêu và tính chất của tác động đó.
Bước 3: Phân tích rủi ro:
Đòi hỏi phải có sự hiểu biết về rủi ro. Phân tích rủi ro cung cấp đầu vào để xác định mức độ ảnh hưởng của rủi ro và quyết định xem cần xử lý rủi ro hay không? Sau đó chọn phương pháp thích hợp nhất.
Bước 4: Xác định mức độ rủi ro:
Mục đích của xác định mức độ rủi ro là hỗ trợ việc ra quyết định về những rủi ro cần được xử lý và ưu tiên thực hiện xử lý, dựa trên kết quả phân tích rủi ro. Xác định mức độ rủi ro đòi hỏi phải so sánh mức độ rủi ro thấy được trong quá trình phân tích với tiêu chí rủi ro được thiết lập khi xem xét bối cảnh. (lập bảng đánh giá rủi ro)
Bước 5: Xử lý rủi ro
Liên quan đến việc lựa chọn phương án phòng ngừa rủi ro tối ưu nhất. Xử lý rủi ro sẽ được thực hiện theo chu trình gồm:
• Đánh giá việc xử lý rủi ro;
• Quyết định mức độ rủi ro tồn đọng có chấp nhận được hay không?;
• Nếu không chấp nhận được, tạo ra một xử lý rủi ro mới;
• Đánh giá hiệu lực của việc xử lý đó.
Lập báo cáo bên ngoài và nội bộ thường xuyên và toàn diện về cả rủi ro nghiêm trọng và việc thực hiện quản lý rủi ro góp phần đáng kể vào quản trị có hiệu lực trong tổ chức.
4. Trách nhiệm soạn thảo, phê duyệt đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm
Trách nhiệm soạn thảo đánh giá rủi ro sẽ do thư ký ISO soạn thảo. Trưởng ban ISO sẽ xem xét, rà lại. Lãnh đạo cao nhất sẽ phê duyệt, ký đóng dấu và ban hành nội bộ.
5. Mẫu đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm tham khảo
Mẫu đánh giá rủi ro ATTP (tham khảo):
Tóm lược và khẳng định yêu cầu của việc thực hiện đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm
Mục đích của việc đánh giá rủi ro là đưa ra hành động để loại bỏ các ảnh hưởng tiêu cực của các rủi ro lên mục tiêu và giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách dễ dàng hơn.
Cùng với đó, là tận dụng cơ hội mang lại, để có thể nhờ đó, tổ chức sẽ có thể cạnh tranh trên thị trường tốt hơn. Hãy xây dựng quy trình đánh giá rủi ro một cách cụ thể, tỉ mỉ, cẩn thận, để phòng ngừa tất cả những ảnh hưởng mà nó mang lại. Khi hệ thống đi vào vận hành sẽ tránh những sai xót không đáng có.
ĐẠI DIỆN VIỆT NAM: CÔNG TY TNHH SIS CERT
Trụ sở: Tầng 14, tòa nhà HM TOWN, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Văn phòng làm việc: B3-49 chung cư cao tầng SKY 9, 61-63 đường số 1, khu phố 2, phường Phú Hữu, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0918 991 146
Liên hệ nhân viên kinh doanh:
Mr. Nhất Duy: 0932 321 236
Ms. Quỳnh Như: 0827 796 518
Ms. Thu Thúy: 0774 416 158
Email: info@isosig.com; Website: www.isosig.com; Facebook: SIS CERT
Chúng tôi có chuyên gia đào tạo và chứng nhận với hơn 15 năm kinh nghiệm. Chuyên gia của chúng tôi đều được đào tạo và có chứng chỉ đánh giá viên trưởng được công nhận quốc tế Examplar (Mỹ) hoặc IRCA (Anh). Chúng tôi thực hiện trọn gói đào tạo và chứng nhận với chi phí cạnh tranh nhất
Chúng tôi cung cấp nhiều dịch vụ chứng nhận ISO, CE, FDA, hỗ trợ thông tin pháp lý về tiêu chuẩn chất lượng ở các thị trường Châu Âu, Mỹ, Úc, Ả rập, UAE, Canada…