Tiêu chuẩn FSC là gì ? Chứng Nhận bảo vệ rừng FSC/CoC/FM

Tiêu chuẩn FSC là gì ? Chứng Nhận bảo vệ rừng FSC/CoC/FM

Vấn đề về rừng là vấn đề toàn cầu và ngày càng cấp thiết khi mà diện tích rừng ngày càng giảm sút và suy thoái nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính lại ở chính sách lỏng lẻo trong việc quản lý và khai thác rừng gây ra. Do đó, hiện nay, người tiêu dùng, chính phủ và các công ty đang ngày càng yêu cầu cao hơn về sự đảm bảo rằng các sản phẩm gỗ được khai thác từ các nguồn được quản lý chặt chẽ và có chứng chỉ quản lí rừng FSC. Vậy FSC và CoC là gì?

FSC LÀ GÌ?

FSC- Forest Stewardship Council có nghĩa là Hội đồng Quản lý rừng. Được thành lập từ năm 1993, đây là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được lập ra nhằm duy trì và đảm bảo một hệ thống quản lý rừng bền vững có trách nhiệm. Thông qua các tiêu chuẩn và chứng nhận rõ ràng. Sau 27 năm hoạt động thì FSC đã chứng tỏ được sức ảnh hưởng của mình lên toàn cầu trong việc ngăn chặn các khu rừng bị khai thác bất hợp pháp và phá hủy nghiêm trọng.

Chứng nhận quản lý rừng (FM) còn được gọi là chứng nhận quản lý rừng bền vững hoặc chứng nhận rừng. Đây là một quá trình để các đơn vị quản lý rừng được đánh giá bởi một tổ chức chứng nhận rừng độc lập của bên thứ ba theo các tiêu chuẩn quản lý rừng đã được thiết lập. Và theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn được chấp nhận chung để chứng minh rằng hiệu quả quản lý rừng đáp ứng các yêu cầu của quản lý bền vững.

Chứng nhận rừng FSC được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ môi trường và các tổ chức dân sự. Họ nhận ra những sai lầm trong chính sách mà một số quốc gia đã mắc phải trong việc cải thiện quản lý rừng. Các tổ chức liên chính phủ quốc tế có hiệu quả hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề và thương mại lâm sản không thể chứng minh được rừng có sản phẩm từ đâu.

CÁC LOẠI CHỨNG NHẬN FSC HIỆN NAY:

FSC bao gồm chứng nhận quản lý rừng (Quản lý rừng, FM) và chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody, COC).

1. FSC-FM (FSC Forest Management): 

Chứng chỉ này dành riêng cho các nhà khai thác và trồng rừng. Khi có được loại chứng nhận này đồng nghĩa với việc cả khu rừng được chứng nhận hoặc diện tích rừng được đăng kí trong chứng nhận. Đây là bằng chứng cho việc các đơn vị quản lý rừng đã tuân thủ theo 10 nguyên tắc FSC phù hợp với nguyên tắc về môi trường, kinh tế và xã hội.

2. CoC (Chain of Custody – Chuỗi hành trình sản phẩm):

Là con đường mà nguyên liệu thô từ rừng phải trải qua để đến với người tiêu dùng, bao gồm những giai đoạn liên tục của việc chế biến, vận chuyển, sản xuất và phân phối.

Chuỗi hành trình sản phẩm là quá trình nhận dạng gỗ từ khu rừng được chứng nhận cho tới sản phẩm được gắn nhãn.

Mục đích của chuỗi hành trình sản phẩm FSC- CoC là nhằm cung cấp các chứng cứ xác thực về việc sản phẩm gỗ được chứng nhận đã sản xuất từ các nguồn nguyên liệu được chứng nhận

3. FSC-CW (Controlled Wood):

Chứng nhận gỗ có kiểm soát FSC, chứng nhận hệ thống quản lý cho các đơn vị quản lý rừng hay sản xuất, chế biến và thương mại những nguồn gỗ theo tiêu chuẩn kiểm soát FSC. Nguồn gỗ có kiểm soát FSC và được gắn nhãn FSC là nguồn gỗ được FSC chấp nhận là có kiểm soát ngoại trừ 5 nguồn gỗ không được chấp nhận.

CÁC TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN FSC VÀ CÁC HƯỚNG DẪN

  1. FSC-STD-40-004 (VERSION 3.0) Chuỗi tiêu chuẩn chứng nhận lưu ký FSC
  2. Phân loại sản phẩm FSC FSC-STD-40-004a (VERSION 2.0)
  3. Hướng dẫn sử dụng nhãn của chủ sở hữu chứng chỉ FSC-STD-50-001 (VERSION2.0)
  4. Hướng dẫn về quyền giám sát của FSC-DIR-40-004
  5. FSC-STD-40-003 (PHIÊN BẢN 2.1) Chuỗi tiêu chuẩn chứng nhận lưu ký đa địa điểm
  6. Chính sách tổ chức FSC-POL-01-004 FSC

ĐỐI TƯỢNG CẦN CÓ CHỨNG NHẬN FSC-COC

Những ngành được liệt kê bên dưới đây nên có chứng nhận FSC vì yêu cầu của khách hàng và quy định của các quốc gia nhập khẩu:

  1. Doanh nghiệp trang trại lâm nghiệp: Trang trại rừng thuộc sở hữu nhà nước, trang trại rừng doanh nghiệp, trang trại rừng cộng đồng, trang trại rừng tư nhân và tất cả các trang trại lâm nghiệp khác.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh lâm sản: Doanh nghiệp thương mại quốc tế và doanh nghiệp bán hàng liên quan đến lâm sản.
  3. Các doanh nghiệp chế biến lâm sản trực tiếp hoặc gián tiếp: Như nhà máy gỗ tròn, nhà máy ván, nhà máy sản xuất đồ gỗ, nhà máy sàn, nhà máy cửa và cửa sổ, nhà máy bột giấy, nhà máy giấy, nhà máy đóng gói, nhà máy in,…
  4. Liên quan đến các ngành liên quan đến sản phẩm gỗ, như: công nghiệp sàn, công nghiệp đồ gỗ, công nghiệp trang trí nội thất, công nghiệp nhạc cụ, văn phòng phẩm, công nghiệp đồ chơi, quà tặng, ngành bao bì, ngành in ấn …

VAI TRÒ CỦA CHỨNG CHỈ RỪNG FSC

Thứ nhất, đối với xã hội: Chứng nhận FSC là bằng chứng chứng minh trách nhiệm xã hội của Doanh Nghiệp với con người và xã hội.

Thứ hai, giúp bảo vệ môi trường và nguồn sinh thái một cách tốt nhất. Thể hiện bằng việc giúp giảm thiểu lãng phí và các nguồn tài nguyên rừng một cách bền vững nhất.

Cuối cùng, đối với nền kinh tế: Với những sản phẩm đã được gắn nhãn FSC sẽ giúp có giá trên thị trường. Sản phẩm có logo fsc thường có giá bán cao hơn 20-30% so với các sản phẩm thông thường. Nhãn Logo FSC và nhãn dán trên sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể nhận biết được các tổ chức hay sản phẩm ủng hộ chương trình quản lý rừng có trách nhiệm.

NHÃN CỦA FSC ĐƯỢC DÁN TRÊN CÁC SẢN PHẨM ĐƯỢC CHỨNG NHẬN

  • FSC 100%: Tất cả nguyên liệu thô của sản phẩm đến từ các khu rừng được chứng nhận FSC. Văn bản nhãn là: “[Loại sản phẩm] từ các khu rừng được quản lý tốt”.
  • FSC MIX: Hỗn hợp có nghĩa là ít nhất 70% gỗ trong sản phẩm đến từ FSC? vật liệu được chứng nhận hoặc tái chế; 30% được làm từ gỗ được kiểm soát. Văn bản nhãn là: “[Loại sản phẩm] từ các nguồn có trách nhiệm”.
  • FSC RECYCLED: Gỗ hoặc giấy trong sản phẩm đến từ vật liệu tái chế. “[Loại sản phẩm] được làm từ vật liệu tái chế”.

NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TIÊU CHUẨN FSC/COC

Mười nguyên tắc và tiêu chuẩn để chứng nhận quản lý rừng:

Nguyên tắc 1: Tuân thủ theo pháp luật và các nguyên tắc của FSC.

Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiệm đối với với việc sử dụng và sở hữu.

Nguyên tắc 3: Quyền của người bản xứ.

Nguyên tắc 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động.

Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng.

Nguyên tắc 6: Tác động về môi trường.

Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý.

Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá.

Nguyên tắc 9: Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.

Nguyên tắc 10: Các khu rừng trồng.

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN FSC

Các bước chứng nhận FSC-COC được thực hiện như sau:

Bước 1: Liên hệ bộ phận tiếp nhận, cung cấp các thông tin cần thiết về hoạt động của bạn chúng tôi sẽ lên các thủ tục và đơn giá chứng nhận FSC cho bạn.

Bước 2: Tiến hành thực hiện đánh giá cấp chứng nhận. Sau khi sắp xếp thời gian thống nhất giữa hai bên, chuyên gia tiến hành tới đợn vị để đánh giá.

Bước 3: Sau khi đánh giá nếu các hoạt động của bạn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của FSC thì bạn sẽ được cấp chứng chỉ FSC.

Lưu ý: Thời hạn của chứng chỉ FSC sẽ trong vòng 5 năm và sẽ có 4 lần đánh giá hàng năm, để đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu của FSC trong tổ chức của bạn.

LIÊN HỆ DỊCH VỤ CẤP CHỨNG NHẬN FSC

Trong quá trình thực hiện chứng nhận FSC đơn vị doanh nghiệp cần hỗ trợ, tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi-SIS CERT qua hotline 0774 416 158 | 0932 321 236 với đội ngũ nhân viên, chuyên viên nhiệt tình, trách nhiệm, kinh nghiệm sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Chat Zalo

082 7796518

You cannot copy content of this page

Gọi để liên lạc ngay