SQF là gì?
SQF: Viết tắt từ chữ : Safe quality food (an toàn chất lượng thực phẩm)
SQF là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa ra các yêu cầu về Hệ thống quản lý chất lượng cần thiết để xác định các rủi ro về chất lượng và an toàn thực phẩm cũng như để đánh giá và theo dõi các biện pháp kiểm soát. Tiêu chuẩn SQF được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của HACCP
Lịch sử hình thành
– Chương trình SQF đã được đưa ra vào năm 1994 tại Úc.Ban đầu hệ thống là chương trình thí điểm thực hiện để đảm bảo lợi ích cho ngành công nghiệp thực phẩm. Hệ thống đã được chuẩn bị với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, quy định thực phẩm, chế biến thực phẩm, hệ thống sản xuất nông nghiệp, bán lẻ thực phẩm, phân phối thực phẩm và (HACCP).
– Tháng 8 năm 2003 Viện Tiếp thị Thực phẩm (FMI) đã mua bản quyền các chương trình SQF và thành lập Viện SQF (SQFI) . Bộ luật SQF 2000 được công nhận bởi tổ chức sở hữu trí tuệ An toàn thực phẩm toàn cầu.
– Từ năm 2004 Chứng nhận SQF đã được ban hành cho hàng ngàn công ty hoạt động trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Châu Âu, Trung Đông và Bắc và Nam Mỹ.
– Hội đồng tư vấn kỹ thuật SQFI xem xét và đưa ra khuyến cáo về những thay đổi phù hợp với yêu cầu và mong muốn hiện tại của ngành lương thực toàn cầu với ý kiến khác nhau nhận được từ các bên liên quan.Sự thay đổi bộ luật này hòan thành và được thực hiện vào ngày kỷ niệm thứ 3. Việc sửa đổi luật là cần thiết để phản ánh yêu cầu an toàn thực phẩm và phát triển hệ thống chất lượng trước khi kết thúc của chu kỳ xem xét ba năm. SQF được chứng nhận về sở hữu trí tuệ và các biểu tượng được sở hữu bởi FMI.
Phạm vi áp dụng
- Bộ tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm SQF cho SẢN XUẤT CHÍNH
- Bộ tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm SQF cho LƯU TRỮ & PHÂN PHỐI
- Bộ tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm SQF cho Sản xuất BAO BÌ THỰC PHẨM
- Bộ tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm SQF cho BÁN LẺ THỰC PHẨM
- Bộ tiêu chuẩn SQF cho CHẤT LƯỢNG
Các cấp độ
SQF bao gồm SQF 1000 và SQF 2000. SQF 1000 được thiết kế cho các nhà sản xuất nguyên liệu (ví dụ nuôi trồng, chế biến thức ăn gia súc…) , trong khi đó SQF 2000 đưa ra các yêu cầu đối với nhà chế biến và phân phối thực phẩm (ví dụ chế biến sữa, thịt…). SQF 2000 được chia làm 3 cấp, mỗi cấp chỉ ra một mức độ yêu cầu khác nhau về hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp.
Cấp 1: An toàn thực phẩm cơ bản – Chương trình tiên quyết và biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm cơ bản phải được thực hiện để tạo nền tảng cho việc nâng cao hiệu lực Hệ thống quản lý của doanh nghiệp.
Cấp 2: Kế hoạch an toàn thực phẩm được chứng nhận HACCP – Là sự kết hợp các yêu cầu của cấp 1 và tiến hành phân tích mối nguy về ATTP của các quá trình để xác định các mối nguy và đưa ra hành động loại bỏ, phòng ngừa hoặc giảm thiểu mối nguy.
Cấp 3: Hệ thống Quản lý Chất lượng và An toàn thực phẩm toàn diện – Kết hợp các yêu cầu của cấp 1, 2 và yêu cầu tiến hành phân tích mối nguy về chất lượng thực phẩm, thực hiện các hành động để phòng ngừa rủi ro do chất lượng kém.
Lợi ích
– Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn SQF sẽ mang đến các lợi ích sau:
o Nâng cao sự an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
o Chứng minh cam kết trong sản xuất/kinh doanh thực phẩm an toàn
o Gia tăng niềm tin của khách hàng/người tiêu dùng
o Nâng cao thương hiệu/hình ảnh công ty
o Có tác dụng hỗ trợ khi có sự đánh giá của các cơ quan thẩm quyền/các bên có quyền lợi liên quan khác
o Cải thiện thị trường mới/khách hàng tiềm năng mới
o Thâm nhập vào hệ thống bán lẻ: Nhiều nhà bán lẻ đã yêu cầu cấp giấy chứng nhận SQF cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp của họ để đảm bảo thực phẩm được sản xuất theo các tiêu chuẩn cao nhất.
o Tính toàn vẹn: chứng nhận chứng minh cam kết cung cấp chất lượng, các sản phẩm thực phẩm an toàn cao.
o Tối đa hóa hiệu quả và nhất quán: Đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn toàn cầu có thể tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc, vì nó sắp xếp hợp lý quá trình kiểm toán.
o Bảo vệ thương hiệu: Giới thiệu về an toàn thực phẩm và thực hành chất lượng trong tổ chức của sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.
o Cải tiến liên tục: Chứng chỉ giúp cải tiến liên tục quy trình an toàn chất lượng.
Làm thế nào để được chứng nhận
- Lãnh đạo cao nhất đưa ra các cam kết của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm, chất lượng và liên tục cải tiến, đảm bảo cung cấp nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu.
- Đào tạo cho những người thực hiện các công việc quan trọng liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Đưa ra những quy định bằng văn bản đối với nhà cung cấp về những nguyên liệu và dịch vụ mua vào có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn thực phẩm. Kiểm tra trước khi sử dụng các nguyên liệu và dịch vụ có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Yêu cầu đối với thành phẩm cần được lập thành tài liệu, được phê duyệt bởi khách hàng nếu có yêu cầu.
- Xác định và lập thành tài liệu các biện pháp có thể kiểm soát và đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong Kế hoạch an toàn thực phẩm.
- Xây dựng thủ tục miêu tả cách thức tiến hành khắc phục và phòng ngừa sự không phù hợp. Thiết lập thủ tục miêu tả việc xử lý sản phẩm hoặc nguyên liệu không phù hợp tìm thấy trong quá trình tiếp nhận, lữu giữ, chế biến, đóng gói hoặc phân phối.
- Tất cả thiết bị đo kiểm được sử dụng để giám sát các hoạt động trong Kế hoạch SQF hoặc để minh chứng sự tuân thủ với các yêu cầu của khách hàng cần được định kỳ hiệu chỉnh nhằm đảm bảo độ chính xác.
- Tiến hành đánh giá nội bộ
Trong quá trình thực hiện đánh giá và chứng nhận tiêu chuẩn SQF đơn vị doanh nghiệp cần hỗ trợ, tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi-SIS CERT qua hotline 090 441 0508 | 0932 321 236 với đội ngũ nhân viên, chuyên viên nhiệt tình, trách nhiệm, kinh nghiệm sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng.