Yêu cầu nước sử dụng trong chứng nhận HACCP
Chứng nhận HACCP là một hệ thống công nhận rằng một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đã phát triển, lập tài liệu và thực hiện các hệ thống và thủ tục phù hợp với HACCP. HACCP là viết tắt của Hazard Analysis Critical Control và về cơ bản là một công cụ giúp xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể xảy ra trong ngành kinh doanh thực phẩm.
Chứng nhận HACCP được cấp bởi một cơ quan chứng nhận bên ngoài có kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiến hành đánh giá về hệ thống HACCP hoặc kế hoạch HACCP. Việc tổ chức phải luôn đảm bảo rằng cơ quan chứng nhận HACCP bên ngoài hoặc bên thứ ba có đủ tiêu chuẩn để cung cấp dịch vụ này.
Hình minh họa: yêu cầu nước sử dụng trong chứng nhận HACCP
Tại sao có chứng chỉ HACCP?
Các doanh nghiệp khác nhau sẽ cần chứng nhận HACCP vì nhiều lý do khác nhau. Đây là một “điều kiện thương mại” thông thường mà các nhà kinh doanh thực phẩm và các nhà sản xuất thực phẩm có chứng nhận HACCP. Ở một số quốc gia, nó cũng bắt buộc hoặc yêu cầu pháp lý rằng doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có hệ thống HACCP được chứng nhận. Các doanh nghiệp thực phẩm tiên phong sẽ được chứng nhận HACCP để đảm bảo rằng tất cả các rủi ro an toàn thực phẩm có thể được kiểm soát.
Yêu cầu nước sử dụng trong chứng nhận HACCP
5.5.1 Tiếp xúc với thực phẩm
Chỉ có nước uống được mới được dùng trong xử lý và chế biến thực phẩm, trừ những ngoại lệ sau đây:
– nước để sản xuất hơi nước, để phòng cháy và những mục đích tương tự khác không liên quan đến thực phẩm; và
– Trong một số qui trình chế biến thực phẩm, như nước làm lạnh và nước dùng trong các khu vực xử lý thực phẩm, miễn là nó không gây nên một mối nguy nào cho tính an toàn và sự phù hợp của thực phẩm (ví dụ việc dùng nước biển sạch).
Nước hồi lưu nếu được sử dụng lại phải được xử lý và duy trì sao cho nước hồi lưu không có một mối nguy nào ảnh hưởng tới tính an toàn và phù hợp của thực phẩm do việc sử dụng nó gây nên. Quá trình xử lý phải được giám sát một cách hữu hiệu. Có thể sử dụng nước hồi lưu không qua xử lý thêm và nước thu hồi từ gia công thực phẩm bằng cách làm bốc hơi hay làm khô, miễn là dùng chúng
không gây một mối nguy nào ảnh hưởng tới tính an toàn và phù hợp của thực phẩm.
5.5.2 Nước được dùng như một thành phần thực phẩm
Có thể sử dụng nước uống được khi cần, để tránh nhiễm bẩn thực phẩm.
5.5.3 Nước đá và hơi nước
Nước đá phải được làm từ nước phù hợp với 4.4.1. Nước đá và hơi nước phải được sản xuất, xử lý và bảo quản chống nhiễm bẩn.
Hơi nước tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm hay tiếp xúc với các bề mặt thực phẩm không được tạo mối nguy đến tính an toàn và tính phù hợp của thực phẩm.
Yêu cầu nước uống theo QCVN 01 do bộ y tế ban hành về tiêu chuẩn nước ăn uống.
Liên lạc với chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ bạn thông tin về yêu cầu nước trong chứng nhận HACCP và chứng nhận HACCP.